Với các anh hẵn việcthay dầu nhớt cho xe đã không mấy xa lạ nhưng với chị em phụ nữ thì vẫn thường bị nhắc nhở thay dầu động cơ thường xuyên khi mang xe đi bảo dưỡng hoặc sửa chữa. Thay dầu định kỳ có vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo xe được vận hành trơn tru và an toàn cho người sử dụng.
Dầu nhớt với động cơ xe cũng giống như việc máu lưu thông trong cơ thể con người, truyền sức sống cho các bộ phận bên trong bằng cách bôi trơn để vận hành mượt mà hơn.
Với bộ máy, nếu không thay dầu đúng lúc, về lâu dài sẽ dễ bị mài mòn, giảm tuổi thọ của xe. Thợ cơ khí và sửa chữa thường khuyên người sử dụng thay dầu định kì hoặc theo số kilomet trong thời gian nhất định tùy thuộc vào mức độ sử dụng.
Nếu không chú ý đến việc này, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy một những cảnh báo từ xe, dần dần sẽ dẫn đến một số bộ phận bên trong máy bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người lái.
Xe máy và những loại dầu nhớt thông dụng hiện nay
– Dầu nhớt tổng hợp
Loại dầu nhớt này được sản xuất trong các nhà máy hóa chất để đáp ứng chính xác yêu cầu của động cơ đời mới. Chính vì vậy mà dầu tổng hợp sản xuất với mức giá cao. Tuy nhiên do được sản xuất với công nghệ chính xác, chúng mang lại hiệu suất tối ưu và sự bảo, tiết kiệm nhiên liệu về lâu dài.
Dầu tổng hợp có khả năng làm việc bền bỉ ở nhiệt độ cao và nhiệt độ rất thấp. Thường thì đây là sản phẩm dầu nhớt có giá bán cao nhất trong các loại.
– Dầu nhớt bán tổng hợp
Đây là loại dầu nhớt được pha trộn giữa dầu khoáng và dầu tổng hợp ( dầu gốc tổng hợp chiếm từ 10% khối lượng trở lên) để có tính năng bôi trơn được cải thiện hơn so với dầu gốc khoáng và giá thành thấp hơn so với dầu tổng hợp. Đây là sản phẩm dầu nhớt được mọi người sử dụng nhiều nhất.
– Dầu nhớt khoáng
Với loại dầu này thì nó được chiết xuất từ dầu mỏ qua quá trình chưng cất và xử lý lọc bỏ sáp, cặn, và thường được sử dụng để pha chế dầu nhớt độ nhớt cao.
Nó được chế biến từ dầu thô của một số hỗn hợp các phân tử có hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa không đồng nhất nên tính năng bôi trơn thường không ổn định. Trong những điều kiện nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ không có công dụng nhiều. Đây là loại dầu nhớt ít được sử dụng cho xe máy hiện nay.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ “Gia công dầu nhớt” hãy truy cập ngay link này nhé. Chúc bạn tìm được nhiều thông tin hữu ích cũng như sản phẩm phù hợp với nhu cầu!
Với động cơ xe máy, dầu nhớt mang đến những công dụng như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản, dầu nhớt chắc chắn là để bôi trơn. Không những thế nó còn giúp cho piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh.
Chắc chắn một điều là khi động cơ vận hành, lực ma sát giữa các bộ phận này với nhau là rất lớn. Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, làm giảm lực ma sát và tăng hiệu suất vận hành.
Nó còn giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết giúp giảm thiểu sự mài mòn các bề mặt kim loại, có tác dụng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của động cơ xe máy.
- Giúp làm mát động cơ: Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Nhiều người cho rằng động cơ được làm mát nhờ hệ thống làm mát bằng gió hoặc chất lỏng. Nhưng đúng hơn là dầu hấp thụ nhiệt và sẽ giải phóng nhiệt khi về đến bình dầu. Dầu nhớt chất lượng, khả năng ổn định nhiệt độ trong động cơ sẽ giúp xe của bạn vận hành tốt hơn hơn.
- Giúp tiết kiệm nhiên liệu: Dầu nhớt như một lớp đệm mềm không định hình, bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát, giúp tiết kiệm nhiên liêu hiệu quả.
- Làm sạch động cơ: Các muội, cặn trong động cơ sẽ được sản sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Dầu nhớt còn có tác dụng cuốn trôi và làm sạch những muội bám này trên bề mặt các chi tiết bên trong động cơ xe máy.
- Bảo vệ và phục hồi hư tổn của động cơ: Các chi tiết kim loại trong động cơ được bao bọc bằng một màng dầu mỏng có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa tự nhiên dẫn đến gỉ sét. Với một số loại dầu nhớt đặc biệt, không chỉ giúp bảo vệ động cơ mà còn có tính năng phục hồi các hư tổn chi tiết động cơ trong quá trình hoạt động khắc nghiệt.